Suy niệm Đàng Thánh Giá theo linh đạo Mến Thánh Giá

Suy niệm Đàng Thánh Giá theo linh đạo Mến Thánh Giá

SUY NIỆM ĐƯỜNG THÁNH GIÁ

THEO LINH ĐẠO MẾN THÁNH GIÁ

 

Hướng dẫn:

– Trước mỗi chặng đàng Thánh Giá, cộng đoàn đọc chung: “Lạy Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh, là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.”

– Cộng đoàn đọc Lời Chúa và lời nguyện.

– Người hướng dẫn đọc suy niệm

Lời mở đầu: (Cđ quỳ) Kính thưa cộng đoàn, hôm nay chúng ta cùng với Đức Cha Lambert suy niệm Đường Thương Khó Chúa Giêsu-Kitô, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Chúa để đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, Thập Giá mà Chúa đã tự nguyên đón lấy, đã vác suốt con đường khổ nạn, chịu đóng đinh và chết nhục nhã trên cây gỗ ấy, chính là bằng chứng biểu lộ tình yêu lớn nhất mà Chúa đã dành cho Chúa Cha và cho nhân loại. Tình yêu ấy tiếp tục được thể hiện và lớn lên qua những con người mà Thiên Chúa tuyển chọn. Đấng Sáng lập của chúng con đã tìm thấy kho tàng tuyệt vời, chứa đựng trong chính tình yêu Thánh Giá. Như Thánh Phaolô, ngài xác tín: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu- Kitô, mà là Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng- Đinh vào thập giá” (1Cr 2, 2). Tình yêu phi thường ấv đã thúc đẩy Đức cha tự nguyện dâng hy lễ tình yêu, bằng chính cuộc đời mình và lập dòng Mến Thánh Giá, để thông truyền Đặc Sủng này cho những ai trọn đi con đường Mến Thánh Giá.

Ước gì Đặc Sủng Dòng Mến Thánh Giá, luôn sống động và dồi dào trong tâm hồn mỗi chị em chúng con, được thể hiện một cách thiết thực qua đời sống thánh hiến, cũng như việc thi hành sứ vụ tông đồ thừa sai của người nữ tu Mến Thánh Giá, nhằm phát sinh hiệu quả ơn cứu chuộc cho chúng con và cho anh chị em đồng loại.

HÁT – Niềm vinh dự của tôi

ĐK. Niềm vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giê-su Ki-tô. Chịu đóng đinh vì Người với thế gian và tôi quên mình mang thương tích vì Chúa Ki-tô.

1. Tôi đã hiểu rằng mang trong mình thân phận Thập Giá và thương tích tình yêu vĩnh viễn. Phần gia nghiệp của tôi là chính Chúa nên tôi luôn say mê Thập Giá Chúa Ki-tô.

Chặng Thứ Nhất

CHÚA GIÊSU BỊ KẾT ÁN TỬ

Lời Chúa (Mc 15,14-15) –  CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Philatô nói với họ: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác ? ” Họ càng kêu to hơn: “Đóng đinh nó vào thập giá!”. Vì muốn chiều lòng đám đông, Ông Philatô phóng thích tên Baraba và truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá.

Suy niệm (Một người đọc)

Giữa sự sống và sự thật, Philalô đã chọn mạng sống của mình, chọn danh dự và quyền lợi ; giữa hôm nay và vĩnh cửu, ông đã chọn ngày hôm nay. Còn đám đông dân chúng, họ đã chọn Baraba và khước từ Chúa Giêsu, chọn sự dữ, sự ác và chối bỏ chính Chúa là nguồn chân thiện mỹ.

Thật trớ trêu thay, Đấng là Thiên Chúa lại bị chối bỏ bởi thụ tạo. Đấng yêu thương lại bị phụ bạc bởi kẻ được yêu. Đấng là Thẩm Phán lại bị kết án bởi tội nhân. Thế nhưng, Chúa đã không lấy oán báo oán, lấy hận thù đáp trả lại hận thù, Ngài đã đảo lộn tất cả bằng cách đón lấy bản án bất công, chọn vác thập giá, chọn gánh lấy sự ác và tội lỗi để đổi lấy ơn cứu rỗi cho nhân loại.

Đức Cha Lambert đã dạy: “Vì Chúa Giêsu-Kitô, chúng ta sẽ chịu đựng những thù oán, những vu khống và hàng ngàn những hắt hủi mà các người tôi tớ của Tin Mừng vẫn được vinh dự lãnh nhận trong tinh thần Phúc Âm. Chúng ta tạ ơn Chúa, chúng ta sẽ không còn sợ hãi hay lo lắng về bất cứ điều gì  khi nghe kẻ khác muốn làm hại chúng ta bằng bạo lực hay bằng đầu độc.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống chúng con thường bị áp lực bởi nhiều nỗi lo lắng, nào là địa vị và quyền lực, hơn thua, được mất ; nào là sợ bị hiểu lầm, bị người khác thấy khiếm khuyết của mình… Đó là những nguyên nhân khiến chúng con quay lưng lại với Chúa và chị em. Xin giải thoát chúng con khỏi những lo lắng trần tục. Xin hướng chúng con đến những giá trị thiêng liêng cao quý, những gì đẹp lòng Chúa. Đồng thời giúp chúng con biết kiềm chế miệng lưỡi, không phê bình chỉ trích, không xét đoán hay kết án để không gây tổn thương cho anh chị em mình. Amen.

 

Chặng Thứ Hai

CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ

Lời Chúa (Ga 19, 17) – CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Họ điệu Đức Giêsu đi. Chính Người vác lấỵ thập giá đi ra, đến nơi gọi là Núi Sọ, tiêng Hípri là Gôngôtha.

Suy niệm (Một người đọc)

Thập giá biểu lộ tình yêu lớn nhất của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi: Ai muốn theo Ta phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo Ta”. Nhưng vác Thập Giá theo chân Chúa là điều không phải dễ. Nhất là khi mất người thân, khi phải mang một căn bệnh hiểm nghèo, gặp thất bại hay chịu oan ức,…

Hơn nữa, cơn cám dỗ thường xuyên đối với người tu sĩ hôm nay là đi tìm một Đức Giêsu không Thập Giá. Hay nói cách khác, đi theo Chúa mà vẫn muốn sống theo ý riêng, tìm dễ dãi và thoải mái, ngại hy sinh khổ chế. Hãy nhớ rằng: nếu chúng ta cố tìm một Đức Giêsu không Thập Giá, chúng ta sẽ gặp Thập Giá mà không có Đức Giêsu.

Đấng Sáng lập đã dạy: “Những vất vả người lành phải chịu ở đời này được coi như những ân huệ phi thường của Thiên Chúa, vì chắc chắn không gì làm ta xa sự dính bén thế gian và không gì làm ta chạy đến với Chúa liên lỉ bằng những đau khổ, là phương thể đích thực để thủ đắc Thiên Đàng. Thế nên, nếu Cha thấy  một Kitô hữu kêu ca vì những Thánh Giá của mình, thì phải nói: dường như người đó chê bai chính những phương thế chắc chắn Chúa trao cho để đạt hạnh phúc muôn đời.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin củng cô đức tin và lòng mến nơi chúng con, giúp chúng con trung thành vác Thập Giá đời mình đi theo Chúa. Giúp chúng con ý thức rằng: khi đón nhận những đau khổ của Thập Giá, là chúng con hoàn tất nơi thân xác mình / những gì còn thiếu trong các nỗi gian truân Chúa phải chịu cho Thân Mình Ngài là Hội Thánh. Nhờ đó chúng con được liên kết với công trình cứu chuộc của Chúa, tâm hồn được lấp đầy niềm vui và hy vọng của ngày phục sinh. Amen.

Chặng Thứ Ba

CHÚA GIÊSU NGÃ LẦN THỨ NHẤT

Lời Chúa (Is 53,5-6): CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Chính Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm ; Người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.

Suy niệm (Một người đọc)

Chúa Giêsu quỵ ngã không chỉ vì giá gỗ nặng, mà còn vì tội lỗi nhân loại. Nhưng Chúa đã trỗi dậy, cố gắng hoàn thành ý muốn cứu độ của Chúa Cha. Sự quỵ ngã và trỗi dậy của Chúa, nâng dậy sự quỵ ngã của nhân loại và là gương mẫu cho chúng ta.

Danh xưng “người thánh hiến” không giải thoát chúng ta khỏi những cám dỗ. Hơn nữa, xã hội hôm nay đề cao chủ nghĩa hưởng thụ, duy vật chất. Sự thèm khát sở hữu đang len lỏi vào đời sống người tu sĩ. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ bỏ quên lời khấn khó nghèo và dễ dàng cổ xúy cho sự giàu có với khẩu hiệu “phương tiện phục vụ cho sứ vụ ”. Nào là phải có những thiết bị hiện đại và đắt tiền, phải ăn uống cho ngon, hợp khẩu vị,… ăn mặc sao cho đẹp, phong cách và hợp thời.

Đấng Sáng lập đã dạy: Lời khấn khó nghèo buộc linh hồn phải chống lại những sự hèn hạ, yếu đuối và bất lực bên trong cũng như bên ngoài của mình, bằng lòng trông cậy vững vàng vào Thiên Chúa, tin chắc chắn rằng Chúa sẽ che chở mình cách riêng, không gì cần thiết cho mình được nên trọn lành và cho tha nhân được cứu rỗi là bị Chúa từ chối. Lời khấn khó nghèo là một sự chối bỏ, một sự khước từ, một sự mất mát liên tục và trọn vẹn những năng khiếu của tâm hôn. ”

Li nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót và đỡ nâng chúng con lên, đừng để chúng con rơi vào vòng vây của những nhu câu vật chất hay tham vọng hão huyền. Giúp chúng con ý thức giảm bớt những chi tiêu không cần thiết, sống thanh đạm và kiềm hãm những ước muốn hưởng thụ. Xin dạy chúng con: khi ngã xuông vì kiêu ngạo, biết đứng lên bằng khiêm nhu ; khi ngã xuống vì bị xúc phạm, biết đứng lên bằng lòng tha thứ ; khi ngã xuống vì yếu đuối, biết đứng lên bằng niềm cậy trông nơi Chúa. Amen.

Chặng Thứ Bốn

ĐỨC MẸ GẶP CHÚA GIÊSU

Lời Chúa (Lc 2, 34- 35. 51) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Ông Simêôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, Mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên… Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”

Suy niệm (Một người đọc)

Trên đồi Canvê, Mẹ Maria đang bị lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn khi nhìn thấy Con tiều tụy và kiệt lực dưới sức nặng của Thập Giá. Mọi người đi theo Chúa Giêsu, nhưng chỉ có Mẹ cảm nhận được tâm tư và những đau khổ của Chúa. Mẹ nên một với Con, vì Mẹ đã cùng Con bước vào mầu nhiệm của Thiên Chúa trong đức tin và tình yêu.

Theo Chúa trong ơn gọi Mến Thánh Giá, chúng ta đã thực sự bước theo sát dấu chân Chúa Kitô trên đường Thánh Giá chưa ? Đời sống cầu nguyện mỗi ngày đã đưa chúng ta đi vào cuộc gặp gỡ thân tình và cá vị với Thiên Chúa chưa ? Thánh lễ mỗi ngày có làm chúng ta chạm được tới tình yêu tự hiến đến cùng của Con Thiên Chúa chưa ?

Đấng Sáng lập đã dạy: “Các con không còn thuộc về mình nữa, nhưng hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu-Kitô, vì đã hiến thân trọn vẹn cho Người, để từ nay chỉ chuyên chú tìm hiểu và yêu mến Người bằng cách suy niệm và noi theo cuộc đời đau khố của Người, cùng thực thi các nhiệm vụ của Tu hội.”

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con bước theo Chúa với đức tin sống động và lòng mến thiết tha, để tình yêu Thiên Chúa thấm nhập và biến đổi cuộc đời chúng con, nên những chứng nhân của Lòng Chúa Thương Xót trong cộng đoàn và nơi môi trường chúng con đang sống.

Lạy Mẹ Maria, xin đồng hành với chúng con trong hành trình hiến dâng và phục vụ. Xin giúp chúng con bình tĩnh đón nhận Thập Giá trong cuộc sống và thầm lặng hiệp thông với Chúa trong cuộc Thương Khó, để cuộc đời chúng con trở nên lời kinh chuyển cầu cho lương dân và người tội lỗi được ơn hoán cải. Amen.

 

Chặng Thứ Năm

SIMON VÁC ĐỠ THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU

Lời Chúa (Lc 23, 26) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt Thập Giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.

Suy niệm (Một người đọc)

Ông Simon bất ngờ bị gọi vác đỡ Thập Giá Chúa Giêsu, dù muốn hay không ông cũng đã tham dự vào mầu nhiệm Thập Giá. Còn chúng ta, những người được thánh hiến, những người chính thức được mời gọi tham gia vào công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa, chúng ta đã làm gì?

Thường chúng ta rất dễ xúc động trước một cảnh đời bất hạnh hay một câu chuyện thương tâm; hoặc thán phục một cử chỉ đẹp, một tấm lòng vàng của những con người quên mình phục vụ tha nhân,…. Nhưng đó mới chỉ là cảm xúc mà thôi, Chúa đang chờ đợi chúng ta kề vai vác đỡ Thập Giá cho Chúa với những việc làm cụ thể.

Chúng ta hãy nhớ lại lời Đấng Sáng lập dạy: “Điều quan trọng nhất, là các con phải thực hành mọi việc thay cho Chúa Giêsu-Kitô ; Người muốn đích thân làm những việc ấy mà không thể được, nên dùng một số tâm hồn do Người tuyến chọn mà ban đầy tinh thần của Người là tinh thân trung gian, đế tiếp nối cuộc đời lữ thứ và hy sinh của Người cho đến tận thế.”

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin tạo cho chúng con một quả tim mới, biết rung động trước nỗi đau của tha nhân / và khiêm tốn ghé vai đỡ gánh nặng cho nhau. Xin cho chúng con ý thức rằng, mỗi khi chúng con vác đỡ gánh nặng cho chị em ; nhẫn nhục chấp nhận sự căng thẳng do khác biệt về tính tình, tuổi tác và nếp suy nghĩ ; quảng đại tha thứ và khiêm tốn đón nhận sự thứ tha, là chúng con được thông phần vào Thập Giá Chúa, là tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời đau khổ của Chúa. Amen.

 

Chặng Thứ Sáu

BÀ VERONICA LAU MẶT CHÚA GIÊSU

Lời Chúa (Tv 27: 8-9) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: Hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm Thánh Nhan Ngài, xin Ngài đừng ẩn mặt. Tôi tớ Ngài đây, xin đừng giận mà ruồng rẫy, chính Ngài là Đấng phù trợ con. Xin chớ bỏ rơi, xin đừng xua đuổi, lạy Thiên Chúa, Đấng cứu độ con.

Suy niệm (Một người đọc)

Chúa Giêsu đã không chỉ in vào tấm khăn của bà Veronica khuôn mặt bầm dập đầy thương tích, máu và bụi đất, nhưng Ngài đã in vào tâm hồn bà Nhan Thánh rạng ngời, tỏa sáng vẻ đẹp thần linh của một vị Thiên Chúa tình yêu.

Hằng ngày chúng ta tham dự thánh lễ, hoặc cầu nguyện trước Thánh Thể, nhưng có thể mới chỉ dừng lại ở bổn phận, luật dòng. Chỉ khi lòng chúng ta bước vào mầu nhiệm, chạm vào sự hiện diện của Đấng “đã yêu tôi và hiến mạng vì tôi”, thì đời chúng ta mới thực đổi mới.

Đấng Sáng lập đã dạy: Một trong những việc có thể giúp ích nhiều nhất cho người tông đồ Mến Thánh Giá trở nên trọn lành và giúp các linh hồn hoán cải, đó là năng xét mình về lòng yêu mên Chúa và tha nhân, cùng ghét bỏ chính mình.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con trở thành những Veronica thời đại, dám xả thân vì người nghèo, vì các bà mẹ trẻ gặp khó khăn trong đời sống hôn nhân, vì những phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, vì những thanh niên thiếu nữ sa vào con đường nghiện ngập,… Họ đang rất cần một đôi tay nâng đỡ, một cử chỉ yêu thương, một lời động viên khích lệ và lời cầu nguyện chân thành, để nâng họ đứng dậy, giúp họ ra khỏi những khó khăn hiện tại, tìm được ánh sáng cho cuộc đời. Amen.

 

Chặng Thứ Bảy

CHÚA GIÊSU NGÃ XỐNG ĐẤT LẦN THỨ HAI

Lời Chúa (1Pr 2,24)CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây Thập Giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.

Suy niệm (Một người đọc)

Sau một đêm kinh hoàng, sau những cực hình tra tấn dã man, dường như Chúa Giêsu đã không còn sức lực thể lý và tinh thần để tiếp tục vác thập giá lên đồi núi dốc ngược. Chúa đã ngã lần thứ hai, vì Ngài không chỉ vác cây gỗ nặng nề nhưng còn vác trên mình cả những ô nhơ, tội lỗi của chúng ta, để thanh tẩy chúng ta trong Máu của Ngài. Chính tình yêu này đã nâng Ngài trỗi dậy, tiếp tục đi tới đỉnh đồi, nơi mà trên thập giá, Máu và Nước từ Trái Tim Ngài sẽ đổ ra.

Đấng Sáng lập đã dạy: “Lời khấn khiết tịnh buộc linh hồn không được gắn bó với một thụ tạo nào, sẽ phạm tội bất trung trong bậc sống của mình khi yêu mến sự vật gì không phải là Thiên Chúa, hay không liên quan tới Thiên Chúa. Nếu linh hồn có lỡ quên mình bị ràng buộc bởi ba lời khấn, chỉ trong chốc lát, dù không cố tình, thì linh hồn cũng đã ít nhiều phạm lỗi bất trung. Bởi vì trong lúc tối tăm hay khô khan, linh hồn buộc phải chạy tới vị Hôn Phu của mình, Ngài chỉ ngừng ban ơn sủng hiện tại, là để buộc linh hồn ấy ngước mắt hướng về Ngài.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, dù gánh nặng của tội thật nặng nề, nhưng Chúa không bao giờ thất vọng và không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho chúng con. Xin tình yêu Chúa luôn là động lực giúp chúng con trỗi dậy, giải thoát chúng con khỏi những đam mê xác thịt, được tình yêu của Chúa Cha lấp đầy sự cô đơn trông trải và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần liên kết chúng con lại trong Trái Tim Chúa Cứu Thế. Xin dạy chúng con biết bao dung và cảm thông với những yếu đuối của anh chị em mình. Amen.

HÁT – Con đường Chúa đã đi qua

ĐK: Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, Thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con được chết với Ngài. Để được sống với Ngài vinh quang.

 

Chặng Thứ Tám

CHÚA GIÊSU AN ỦI PHỤ NỮ GIÊRUSALEM

Lời Chúa (Lc 23,27-28) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu”.

Suy niệm (Một người đọc)

Một người đang chịu hành hình bất công, đang khổ đau cực độ nhưng lại có thể dừng lại an ủi những người đang khóc thương mình. Sao Chúa Giêsu có thể làm được điều đó ? Chính tình yêu với Chúa Cha và nhân loại là động lực để Chúa đón nhận khổ đau cách tự nguyện và mãi mãi yêu thuơng. Chúa đã nói với những người theo Ngài là đừng khóc thương Ngài theo cảm xúc tự nhiên, nhưng hãy khóc thương cho thân phận tội lỗi của mình và anh chị em mình hãy hoán cải tâm hồn để có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Đấng Sáng lập đã dạy: “ơn hoán cải các linh hồn là một ân huệ đặc biệt và là một kết quả tinh tuyền của lòng nhân lành Thiên Chúa, Ngài ban cho ai Ngài muốn. Về phần chúng ta, tất cả nhưng gì chúng ta có thể làm để đạt được ân huệ này là phải cắt bỏ đi những ngăn trở không giúp chúng ta lãnh nhận được ân huệ ấy, băng việc thực hành đức khiêm nhường, khó nghèo, nguyện ngắm và đền tội. ”

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con trung thành thực hiện phút hồi tâm và xét mình mỗi ngày, năng lãnh nhận bí tích hòa giải, vì đó là việc làm thiết thực nhất diễn tả tâm tình sám hối của chúng con. Xin ban ơn sức mạnh, giúp chúng con can đảm bước theo Chúa trên đường Thánh Giá, dù biết rằng, con đường này đầy đau khổ và nước mắt, buộc chúng con phải hy sinh và từ bỏ… nhưng chúng con tin rằng, cuối con đường ấy là phần thưởng Chúa dành cho những ai trung thành bước theo Ngài. Amen.

 

Chặng Thứ Chín

CHÚA GIÊSU NGÃ LẦN THỨ BA

Lời Chúa (Pl 2,6-8) – CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.

Suy niệm (Một người đọc)

Đã gần đến đỉnh Canvê, nhưng sức lực của Chúa đã cạn. Hơn nữa, Ngài nhận thấy sự oán ghét của các thủ lãnh, của các tư tế và đám đông dân chúng như đang trút tất cả lên Ngài. Ngài đã quỵ ngã lần nữa nhưng lại trỗi dậy. Tình yêu từ Trên Cao đã gọi và đỡ Ngài dậy để đi tới cùng tình yêu viên mãn trên Thập giá, hầu tuôn trào sự sống mới cho nhân loại.

Tiến bước trong ơn gọi thánh hiến là đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa trong mỗi phút giây. Tiếng gọi ấy thường rất nhỏ bé và âm thầm như mời gọi chúng ta tuân giữ luật dòng, trung thành với lời khấn, vâng lời bề trên, chu toàn bổn phận, quảng đại thứ tha, hoặc nói “không” với cám dỗ,…

Đáp lại Tiếng Chúa là thưa “xin vâng”, là chấp nhận những cắt tỉa, gọt rũa, là sẵn sàng lội ngược dòng với xu hướng xã hội và sự yếu đuối của bản thân để trở nên đồng hình đồng dạng với Đấng Chịu-Đóng-Đinh. Chính đức vâng phục nghĩa tử là dấu chứng của sự khôn ngoan, tạo bình an, hiệp nhất, làm tăng trưởng sự tự do đích thực và phát triển nhân cách trưởng thành của mồi người chúng ta.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đáp tiếng xin vâng trọn hảo, tự nguyện đặt mình trong sự lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa, và liên lỉ đón nhận sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, để thi hành trọn vẹn Thánh ý Chúa Cha. Xin cho chúng con biết can đảm từ bỏ ý riêng, đế làm theo ý Chúa, tin tưởng phó thác cuộc đời cho Chúa, vì biết rằng Chúa yêu thương chúng con, và sự khôn ngoan của Chúa thì vượt xa hẳn sự khôn ngoan của chúng con. Amen.

 

Chặng Thứ Mười

CHÚA GIÊSU BỊ LỘT ÁO

Lời Chúa (Ga 19,23) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Đóng đinh Đức Giêsu vào Thập Giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới.

Suy niệm (Một người đọc)

Đức Kitô tự nguyện rời bỏ địa vị giàu sang của Thiên Chúa để mặc lấy thân phận nghèo hèn của con người. Trên Thập Giá, tấm áo cuối cùng bảo vệ thân thể và phẩm giá cũng bị tước đi. Ngài đã đi đến tận cùng khốn khổ của phận người tội lỗi, để mặc lại cho ta tấm áo cứu độ, “áo choàng công chính”.

Trong hành trình theo Chúa, nhiều lúc chúng ta chỉ muốn mang tấm áo vinh dự của người tu sĩ, mà không muốn mặc tấm áo tự hủy của Chúa Kitô ; ngại cởi bỏ cái tôi tự cao tự mãn của mình để mặc vào tấm áo khiêm hạ của Chúa Kitô ; chỉ lo chăm sóc cho vẻ bề ngoài mà không quan tâm đến chiều sâu nội tâm.

Đấng Sáng lập đã nói: “ơn gọi này đòi phải hoàn toàn từ bỏ mình, phải cam kết cùng Thiên Chúa sẽ không làm sự gì trái lệnh Người và việc hoán cải các linh hồn là thuộc quyền duy nhất của Thiên Chúa. (…). Linh hồn từ bỏ những của cải bên trong sẽ cảm thấy rất dễ dàng trao phó những lợi ích của mình trong tay Thiên Chúa nhân lành khi gặp những sự dữ bên ngoài và bên trong. ”

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin cho tình yêu Thánh Giá thêm sức mạnh giúp chúng con cởi bỏ con người cũ, là tính kiêu căng, nóng nảy, tự cao, tự mãn, cố chấp, ích kỷ và thành kiến. Xin giúp chúng con hiểu rằng: khi sống tinh thần từ bỏ, chúng con sẽ cảm nghiệm được niềm vui nội tâm ; sự hy sinh làm triển nở và mở rộng trái tim ; tinh thần kỷ luật xây dựng sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Nhờ đó, cuộc đời chúng con sẽ trở nên hình ảnh trong suốt của Chúa, có sức thu hút mọi người trở về với Thiên Chúa. Amen

 

Chặng Thứ Mười Một

CHÚA GIÊSU BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP GIÁ

Lời Chúa (Lc 23,33-34)CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái.

Suy niệm (Một người đọc)

Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Chúa đang đi tới tột cùng của khổ đau, cũng là đi tới đỉnh cao của tình yêu tự hiến, để Máu Ngài thanh tẩy tội lỗi chúng ta, biến đổi tận căn những ai tin vào Ngài, cho họ được bước vào cuộc sống thần linh của Thiên Chúa.

Đời thánh hiến là một cuộc đời lội ngược dòng. Khi con người đề cao tiền bạc, vật chất, thì người tu sĩ được mời gọi sống khó nghèo triệt để ; khi con người đi tìm hưởng thụ, thì người tu sĩ lại được mời gọi sống khiết tịnh vì Nước Trời ; khi con người đề cao cái tôi vị kỷ, thì người tu sĩ lại được mời gọi sống vâng phục tuyệt đối theo gương Thầy Giêsu, “Đấng đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”. Đây là những thách đố rất lớn cho người tu sĩ sống trong xã hội hôm nay.

Đức Cha Lambert đã dạy: chúng ta “phải quyết tâm sống đời đền tội toàn diện, phải thực hành khổ chế không chỉ trong sự ăn uống hay những việc hãm mình bề ngoài, mà cả trong các hành động của con người, nghĩa là cả đời sống thể lý cũng như những sinh hoạt của lý trí, đế từ nay, trong mọi sự, chỉ làm theo đời sống đức tin, theo sự thôi thúc thuần túy của ân sủng và thần trí Đức Kitô đang hoạt động trong chúng ta”.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đóng đinh những tính hư tật xấu, những đam mê và sở thích không phù hợp với đời thánh hiến. Xin giúp chúng con biết sống tinh thần khổ chế, tập luyện hy sinh hãm mình, đế tâm hồn được giải thoát khỏi những đam mê dục vọng, nhưng được tình yêu và ân sủng của Chúa lấp đầy, nhờ đó chúng con có thêm sức mạnh trung thành với giao ước tình yêu thánh hiến, trung thành tuân giữ các Lời Khuyên Phúc Âm. Amen.

 

Chặng Thứ Mười Hai

CHÚA GIÊSU CHẾT TRÊN THÁNH GIÁ

Lời Chúa (Ga 19,29-30) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Đức Giêsu nói: “Tôi khát!”. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất ! ” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.

Suy niệm (Một người đọc)

Chúa Giêsu đã hoàn tất hiến tế Thập Giá của Người. Từ Thập Giá, Chúa kéo chúng ta lên với Người, để kết hợp chúng ta vào hy tế Thập Giá, vào cuộc Vượt Qua của Người.

Khi chúng ta tuyên xưng: “Đức Giêsu- Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con” là lúc chúng ta sẵn sàng dâng lên Ngài một trái tim tinh tuyền không bị phân chia và hiến dâng trọn vẹn con người mình cho Thiên Chúa.

Đấng Sáng lập đã dạy: “…Tình yêu của chúng ta không chỉ chiến đấu trong việc tử đạo, nhưng còn trong mọi cuộc chiến đấu chúng ta gặp, do từ thế gian, ma quỷ, xác thịt hay từ chính Thiên Chúa. Bởi vì Chúa thường ban tràn tình yêu cho ta khi ta phải tiêu diệt một xu hướng xấu, hơn là khi phải chịu tử đạo vì rao giảng Tin Mừng. […] Cả cuộc đời người Kitô hữu là một cuộc tử đạo liên lỉ, bởi vì không thể là môn đệ trung tín của Chúa Giêsu-Kitô mà lại không từ bỏ mình và phải chết đi trong mọi hoàn cảnh, cho ý riêng và cho chính con người mình. ”

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin kéo chúng con lên Thập Giá với Chúa, để sức mạnh cứu độ của Chúa giải thoát chúng con khỏi mọi thứ nô lệ trần gian. Xin kéo chúng con lên Thập Giá với Chúa, để tình yêu và ân sủng Chúa thấm đẫm tâm hồn chúng con, biến đổi cuộc đời chúng con thành bí tích của Lòng Chúa Thương Xót cho anh chị em chúng con. Amen.

 

 Chặng Thứ Mười Ba

THÁO XÁC CHÚA GIÊSU XUỐNG KHỎI THẬP GIÁ

Lời Chúa (Ga 19,38) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Sau đó, ông Giuse người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giuse đến hạ thi hài Người xuống.

Suy niệm (Cộng đoàn quỳ)

Thân xác bất động, bầm dập của Chúa Giêsu trong tay Mẹ Maria lúc này, là một món quà lớn lao mà Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại, tặng phẩm của Lòng Chúa Thương Xót đến tột cùng ! Chúa Giêsu cũng là “hạt lúa mì” mà Thiên Chúa đã vùi vào lòng người, để nảy lên mầm sống mới bất tử, đưa con người đạt tới vẻ đẹp thần linh.

Khi hoạt động tông đồ, chúng ta thường chú ý và đánh giá thành công từ những lời khen chê, từ những tiếng vỗ tay hoan hô, từ số lượng và thành tích, nhưng ít khi để ý đến bài học quý giá mà Chúa Giêsu đã dạy đó là trở nên “hạt lúa mì mục nát”.

Đấng Sáng lập đã dạy: “Các con là những nữ tu thân mến của cha, chắc hẳn các con nhận thấy được rằng, ơn gọi của mình thật là cao cả và các con đã chết đi đối với thế gian, nghĩa là đối với giác quan, bản tính tự nhiên và ý trí người đời, đế từ nay chỉ còn sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Chúa Giêsu-Kitô.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một tầm hồn khiêm hạ, luôn tìm kiếm chỗ nhỏ bé để đạt tới tình yêu lớn lao là chính Chúa ; một tâm hồn đơn sơ, luôn tìm hiến dâng mà không đòi đáp trả ; một tâm hồn lặng lẽ, hạnh phúc ngay cả khi thấy sự hy sinh quảng đại của mình không được biết đến ; một tâm hồn nghèo khó, chỉ khao khát lấp đầy tâm hồn mình bằng chính Chúa và múc lấy nguồn sống từ nơi Chúa. Amen.

 

 Chặng Thứ Mười Bốn

CHÚA GIÊSU  ĐƯỢC MAI TÁNGTRONG MỒ

Lời Chúa (Mt 27,59-61) CĐ đứng cùng đọc Lời Chúa

Khi đã nhận thi hài Đức Giêsu, ông Giuse lấy tấm vải gai sạch mà liệm và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mộ, rồi ra về.

Suy niệm (Một người đọc)

Thân xác Chúa Giêsu yên nghỉ trong mộ chờ đợi phục sinh. Ngài hoàn tất cuộc Vượt Qua của mình và đưa mọi kẻ tin Ngài bước vào cuộc Vượt Qua với Ngài.

Sống mầu nhiệm Vượt Qua là bước theo chân lý Chúa dạy: “Ai muôn cứu  mạng sống mình thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ tìm lại được sự sống mình

Chúng ta bước đi trong linh đạo Mến Thánh Giá là sẵn sàng chấp nhận bị dìm vào cái chết của Chúa Giêsu. Nghĩa là thông dự vào Thập Giá của Người bằng việc sẵn sàng đón nhận những đau khổ phần xác cũng như phần hồn, để được tái sinh trong Thánh Thần. Và nhờ Thánh Thần tác động, chúng ta sẽ có khả năng tự hiến tế mình như Đức Kitô, và tôn thờ Chúa Cha trong Thần Khí và Chân lý.

Lời nguyện (CĐ quỳ cùng đọc)

Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố niềm hy vọng của chúng con. Để khi sống giữa cuộc đời tồn tại bao sự dữ, chúng con luôn vững tin vào sức mạnh của tình yêu Chúa. Một tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt, có khả năng biến đối thế giới và con người. Xin chiếu giãi ánh sáng huy hoàng của Chúa vào tâm hồn chúng con, để chúng con đủ sức vượt qua cuộc đời tăm tối, mà đạt tới quê trời bình an.

Lạy Mẹ Maria, xin đồng hành với chúng con trong hành trình hiến dâng và phục vụ, để Thánh Giá Ngài luôn mãi là niềm tự hào của chúng con, giúp chúng con trung thành vác Thập Giá đời mình đi theo Chúa đến hơi thở cuối cùng. Amen.

PHẦN KẾT THÚC (Một người đọc)

Lạy Chúa Giêsu, chúng con vừa đi theo Chúa trên Đường Thánh Giá, chúng con sẽ tiếp tục bước đi với Chúa trên con đường Vượt Qua của đời mình. Xin cho tình yêu và những tâm tình của Chúa trên Đường Thánh Giá chạm đến tận sâu tâm hồn chúng con, thêm sức mạnh giúp chúng con vác Thập Giá đời mình và sẵn sàng vác đỡ gánh nặng cuộc đời cho nhau. Để tâm hồn mỗi người chúng con tràn ngập niềm hy vọng vì biết rằng: một khi chúng con cùng chịu chết với Chúa, nhờ giá Máu Cứu Chuộc của Chúa, chúng con sẽ được phục sinh với Chúa trên quê Trời. Chúa là Thiên Chúa hằng sống và hiến trị đến muôn thuở muôn đời. Amen.

HÁT (đứng) – Thập giá niềm tự hào

ĐK: Niềm tự hào của tôi là Thánh Giá Chúa tôi. Niềm tự hào của tôi là vác Thánh Giá đi lên mỗi ngày.

1. Ai tin yêu Giêsu đường đi chính là thập giá. Không hoang mang lo âu nhưng vui mừng hiên ngang tiến lên. Vì đường thập tự giá là đường vinh phúc.

 

Thông báo
Chat Facebook (8h-24h)
Chat Zalo (8h-24h)
0338698531 (8h-24h)